Thi đại học ở Nhật – những điều thú vị

Du học Nhật, Khám phá Nhật Bản, Tin tức Nhật bản 1189 lượt xem

Giống như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt nam và một số các nước châu á khác thi đại học là kỳ thi quan trọng nhất trong quá trình học tập của người Nhật. Dưới đây chúng tôi xin điểm qua một số điểm thú vị của kỳ thi này

  1. Áp lực chủ yếu với các nam sinh

Sau khi kết thúc trung học đa số thanh niên Nhật Bản sẽ bước vào kỳ thi để vào các trường đại học. Áp lực đối với kỳ thi này là rất lớn và thường cần dành thời gian dài ôn luyện tuy nhiên áp lực với các nam sinh và nữ sinh là rất khác nhau vì đa số đàn ông Nhật bản đều học đại học. Phụ nữ Nhật mặc dù đã ở thế kỷ 21 trong một đất nước hiện đại bậc nhất thế giới nhưng chủ yếu vẫn chăm lo gia đình, rất hiếm tập đoàn hay tổng công ty lớn có lãnh đạo là phụ nữ.

Áp lực thi đại học ở Nhật rất lớn

  1. Vào được một trường đại học tốt đồng nghĩa với sự bảo đảm cho tương lai

Ở Nhật có hơn 500 trường đại học trong đó gần 400 là trường tư. Trường đại học uy tín nhất là Đại học Quốc gia Tokyo, ngoài ra đại học dân lập Waseda và đại học Keio cùng ở Tokyo là 3 trường đại học mà từ đó hầu hết tầng lớp chính trị cấp cao ở Nhật từng học.  Ngoài ra còn các trường nổi tiếng khác như đại học Kyoto, Osaka, HokkaidoTohoku. Vào được một trong các trường đại học uy tín nói trên cũng là sự bảo đảm cho tương lai của thanh niên Nhật. Càng thi được vào trường uy tín sinh viên càng có cơ hội nhận được sự hỗ trợ của các công ty, tập đoàn lớn cho chi phí học tập với điều kiện khi ra trường đi làm cho công ty đó số tiền này sẽ được khấu trừ dần vào tiền lương.

Kỳ thi được tổ chức rất quy củ và nghiêm túc 

  1. Có hai kỳ thi vào từ tháng một đến tháng ba

Năm học mới bắt đầu vào mùa hoa anh đào (tháng tư).  Trước đó là kỳ thi đại học được chia làm nhiều giai đoạn. Trước hết học sinh phải tham dự một kỳ thi quốc gia chung gọi là Senta Shiken (kỳ thi trung tâm) dành cho các thí sinh muốn vào các trường đại học công lập vào tháng một. Nếu muốn vào các trường dân lập thí sinh cũng sẽ tham dự một kỳ thi chung nhưng với đề dễ hơn chủ yếu là các kiến thức học trong trung học. Ngoài các kỳ thi chung nói trên thí sinh còn phải tham gia vào kỳ thi riêng của các trường vào đầu tháng hai (với các trường tư thục) và cuối tháng hai với các trường công lập. Các trường sẽ tự quy định môn thi và tự ra đề riêng của trường. Các trường sẽ xét tuyển dựa trên điểm của cả hai kỳ thi trên.

  1. Cũng có hình thức cử tuyển

Điều thú vị là giống như Việt Nam ở Nhật cũng có hình thức cử tuyển. Các trường THPT sẽ giới thiệu với số lượng hạn chế các học sinh đạt kết quả cao vào các trường đại học ( chủ yếu là các trường đại học nhỏ). Các trường này sẽ tiếp tục sát hạch bằng hình thức vấn đáp.

  1. Các Rōnin

Ronin là những samurai không còn chủ tướng trong thời kì Phong kiến ở Nhật Bản. Nó có nghĩa là “Người trôi dạt” hay “lãng nhân”. Ngày nay những thí sinh không vào được trường đại học mà mình mong muốn thường sẽ tự ôn luyện ở nhà để quyết tâm cho kỳ thi của năm tiếp theo. Những thí sinh này được gọi là các Ronin.. Một số trường nổi tiếng hay trường y thường có tỷ lệ những người thi lại rất cao có khi đến lần thứ 3 thứ 4.

  1. Tỷ lệ sinh giảm ảnh hưởng tới kỳ thi

Trong những năm gần đây tỷ lệ sinh giảm làm ảnh hưởng tới số lượng thí sinh dự thi hàng năm. Các trường đại học lớn đang gặp vấn đề về chất lượng đầu vào vì vấn đề này. Tuy nhiên dưới góc độ các thí sinh thì áp lực đã giảm đi rất nhiều do tỷ lệ chọi giảm.

  1. Vượt qua được kỳ thi, phía trước là thiên đường

Mặc dù có áp lực tại kỳ thi đại học cao nhưng chương trình đại học tại Nhật lại khá nhẹ. Thời gian học đại học được coi như thời gian nghỉ ngơi trước khi đi làm với những áp lực thực sự. Tại đại học ở Nhật sinh viên có thể lựa chọn hướng nghiên cứu theo ý thích và viết báo cáo vài trang giấy chứ không có những bài tập lớn.

 

3.3/5 - (142 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *