Tết Nhật Bản vào ngày nào? Phong tục chào năm mới

Khám phá Nhật Bản, Lễ hội và Sự kiện 1438 lượt xem

Chúng ta phải thừa nhận rằng, phong tục đón Năm Mới (Tết) của rất nhiều nước châu Á bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa, và Nhật Bản không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, với công cuộc đổi mới Minh Trị, nêu cao khẩu hiệu “Văn Hóa Tây Phương trong Tinh Thần Nhật Bản”, nước Nhật đón Tết theo Dương lịch như các nước phương Tây khác, mặc dù phong tục đón Tết Nhật Bản thì vẫn giữ nguyên giá trị truyền thống.

Vì sao Nhật Bản đón Tết Dương lịch?

Từ thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên, Nhật Bản đã có một loại lịch kết hợp giữa âm lịch và dương lịch. Lịch này được sử dụng như là cách chính đã tính thời gian ở Nhật Bản cho đến năm 1873. Cho đến lúc đó, Nhật Bản vẫn sử dụng lễ mừng năm mới với các nước láng giềng Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam.

Vậy tại sao Nhật Bản đột nhiên ngừng đón Tết nguyên đán?

Giáng Sinh, đón năm mới ở Nhật bản

Đòi hỏi tất yếu của sự phát triển

Dễ nhận thấy sự thay đổi mang tính chất lịch sử này của Nhật Bản. Thứ nhất, đó là đòi hỏi của sự phát triển trong khẩu hiểu Duy Tân Minh Trị, làm việc theo phương Tây, có nghĩa rằng cũng phải đổi “lịch làm ăn” cho khớp với phương Tây.

Vào năm 1873, chính phủ Nhật Bản quyết định áp dụng lịch Gregory (dương lịch), sau đó đã được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng, nhằm đưa Nhật Bản phát triển phù hợp với các nước phương Tây. Nhiều nhà sử học đã xác nhận rằng người Nhật vào thời điểm đó tin rằng truyền thống châu Á kém phát triển hơn phương Tây, và họ phải từ bỏ để đưa Nhật Bản tiến lên.

Do cách thức hoạt động của âm lịch, nó tích lũy 13 tháng trong một năm. Điều này gây khó khăn trong quản lý ở tất cả ccas cấp. Ngày tháng đột nhiên thay đổi đáng kể, vì vậy tiền lương không thể được trả và các cuộc hẹn hợp tác không được đáp ứng.

Đó là lý do tại sao vào năm 1872, chính phủ quyết định chuyển sang lịch dương, quỹ thời gian đã được nhiều quốc gia khác trên thế giới sử dụng vào thời điểm đó.

Nhu cầu thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa

Ngoài ra thì phải kể đến một yếu tố không nhỏ nữa đó là mong muốn thoát khỏi sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Trong lịch sử văn hóa, nước Nhật đã nêu cao tinh thần này bằng việc cải biên chữ viết, và du nhập Phật giáo.

Đón năm mới kiểu … Nhật

Thay đổi một truyền thống, mà vẫn giữ nguyên giá trị … truyền thống thật không dễ. Nước Nhật đã hài hòa Năm mới phương Tây với Tết phương Đông trong không khí mà cả những người phương Tây cũng thấy rạo rực, người theo truyền thống Nhật Bản cũng cảm thấy vui lòng.

Đón năm mới Nhật Bản, Tokyo

Đón năm mới … kiếu Nhật có trang hoàng cây thông, đèn màu rực rỡ, những lễ hội đường phố đông người, ly sâm banh trong nhà hàng dưới cái lạnh cuối Đông.

Lễ cúng tết của Nhật

Đón năm mới … kiểu Nhật với hình ảnh Shimenwa xua tà, Kadomatsu may mắn, Wakazari thổ địa, bữa cơm cúng tổ tiên, bánh Ozoni và cả lì xì đầu năm.

Sự nối tiếc Tết Âm Lịch ở Nhật Bản?

Việc thay đổi đón Tết Âm sang Tết Dương lịch mặc dù đem lại rất nhiều thuận lợi về phát triển kinh tế, nhưng cũng gây ra nhiều xáo trộn trong đời sống văn hóa. Năm mới với mọi nơi trong lòng mọi người, là khi bắt đầu mùa xuân ấm áp, nhưng tháng 1 ở Nhật Bản là tháng lạnh nhất. Phải đợi đến tháng 3 khi hoa mận, hoa anh đào nở mới thực sự mùa xuân. Người Nhật cũng đã có sự hòa nhịp khác với lễ hội hoa anh đào nghênh xuân.

Du lịch Tết Nhật Bản

Du lịch Tết Nhật Bản – bạn sẽ có cảm giác vừa thân quen, vừa lạ lẫm vừa như đang đón Năm mới phương Tây, vừa như đang tận hưởng khoảng khắc giao thừa kiểu châu Á. Trên đường phố hòa cùng nhịp với phương Tây là những cây thông Noel trang trí, đèn hoa sáng rực khắp các dãy nhà, siêu thị, sân ga, khắp nơi hối hả với nhạc hôi, chương trình khuyến mãi cuối năm. Nhưng từng nhà, từng người mang theo hơi thở Á Đông, đó là trang trí sửa sang lại nhà cửa theo truyền thống, chuẩn bị món ăn đón Tết, là tiếng chuông chùa, hương khói.

4.6/5 - (20 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *