Liệu pháp tế bào miễn dịch Nhật bản

Khám phá Nhật Bản, Khám và chữa bệnh ở Nhật 463 lượt xem

Liệu pháp tế bào miễn dịch

Giới thiệu chung về hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch là một mạng lưới phức tạp của các tế bào và protein giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật, giúp chúng ta khỏe mạnh. Hệ miễn dịch sinh ra nhằm mục đích bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh ngoại lai như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, hay thậm chí là là nội sinh như những tế bào hư hỏng, tế bào ung thư. Hệ miễn dịch thực hiện một hành động cụ thể để vô hiệu hóa, tiêu diệt và loại bỏ tác nhân đó. Hệ miễn dịch được chia làm 2 phần: miễn dịch bẩm sinh (tổng quát) và miễn dịch thích ứng (chuyên biệt). Hai hệ thống này phối hợp chặt chẽ với nhau và đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau.

Hệ miễn dịch thích ứng (còn gọi là miễn dịch đặc hiệu hoặc thu được) là hệ miễn dịch có sự học hỏi do cơ thể chúng ta tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường.

Hệ miễn dich bẩm sinh (còn gọi là miễn dịch tự nhiên) là hệ miễn dịch tự bản thân chúng ta khi sinh ra đã có, không cần được đào tạo. Một trong những thành phần quan trọng của hệ miễn dịch tự nhiên không thể thiếu đó là tế bào tiêu diệt tự nhiên, hay còn gọi là tế bào NK (Natural Killer)

Tế bào NK là gì?

Tế bào NK là các tế bào miễn dịch bẩm sinh, xuất phát từ tế bào gốc tạo má trong tủy xương và được kích hoạt bởi các cytokine (một trong số đó là Interleukin-2-IL-2). Tế bào NK là dạng tế bào bạch cầu, là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch. Các tế bào này di chuyển khắp cơ thể để tìm kiếm các tế bào ngoại lai, tế bào bị lỗi, bệnh, nhiễm virus hoặc tế bào ung thư để tiêu diệt chúng. Các tế bào vi khuẩn, nhiễm virus hoặc tế bào yếu, bệnh được tế bào NK nhận ra và tiêu diệt bằng cách nhận diện việc có hay không phức hợp phù hợp tổ chức chính MHC class I trên bề mặt tế bào đó. Các tế bào nội sinh hoặc tế bào ngoại lai bị hư hại thường không có, hoặc biểu hiện yếu các nhân tố kháng nguyên này. Chính vì lí do này, tế bào NK góp một phần quan trọng trong cơ chế bảo vệ cơ thể khỏi các tế bào ung thư và có tính đặc hiệu với các tế bào ung thư. Cũng chính vì lẽ đó mà tế bào NK được gọi là tiêu diệt tự nhiên vì chúng không cần phụ thuộc vào các tín hiệu giữa các tế bào như tế bào T gây độc, một dạng tế bào miễn dịch có chức năng tương tự tế bào NK.

Ứng dụng của tế bào NK trong điều trị ung thư ở Nhật bản

Ở Nhật bản nói riêng, và thế giới nói chung tế bào NK hiện đang trở thành một phương pháp điều trị ung thư đầy hứa hẹn, bổ trợ cho các phương pháp điều trị truyền thống như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. NK còn được chứng minh là có tác dụng với các bệnh lý ác tính ở người như đa u tủy, bệnh bạch cầu lymphocyte, u nguyên bào thần kinh, và ở ung thư buồng trứng, dạ dày, đại tràng và thận. Karen và cộng sự thông qua việc nhận diện không có – hoặc bị suy giảm tín hiệu MHC tự thân trên màng tế bào cũng đã khám phá ra khả năng tiêu diệt tế bào ung thư hạch bạch huyết của NK. Nhìn chung, có rất nhiều hứa hẹn trọng việc hỗ trợ điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch NK, tuy nhiên cũng tồn tại nhiều hạn chế.

Các hoạt tính, tính chất và hiệu quả của các sản phẩm từ tế bào NK phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật tinh lọc, nguồn tế bào, quá trình kích hoạt và nhân lên ex vivo (ngoài cơ thể sống), và quan trọng nhất là phụ thuộc vào từng người cho hiến. Ngoài ra yếu tố nội tại của người nhận cũng rất quan trọng trong khả năng kháng khối u.

Về mức độ an toàn của liệu pháp miễn dịch, Liệu pháp này có mức độ an toàn cao do đây là liệu pháp sử dụng tế bào NK tự thân. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bệnh nhân bị sốt nhẹ trong ngày đầu tiên sau khi truyền, vì thế sau khi truyền bệnh nhân sẽ được theo dõi trong vòng 24h ngay tại cơ sở điều trị.

Quy trình liệu pháp tế bào miễn dịch Nhật bản

Liệu pháp miễn dịch Nhật Bản yêu cầu thực hiện đúng quy trình để đảm bảo được an toàn, không đau, không gây ra tác dụng phụ cho  sức khỏe. Thực ra qui trình này cũng rất đơn giản

  1. Bước 1: Bệnh nhân được lấy máu khoảng 10-15ml/lần với mục đích tách lấy tế bào miễn dịch.
  2. Bước 2: Các tế bào miễn dịch được nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để chuyển tế bào có chức năng chuyên biệt.
  3. Bước 3 Sau khoảng 2 tuần, người bệnh sẽ được truyền lại tế bào miễn dịch/lần. Các tế bào này hỗ trợ nâng cao hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của khối u.
5/5 - (24 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *