Jujitsu – “xương sống” của võ thuật Nhật Bản

Khám phá Nhật Bản, Võ thuật và Võ Đạo 884 lượt xem

Năm 1850, Nhật Bản mở cửa thương mại với các nước phương Tây. Kéo theo đó, tôn giáo, văn hóa và cả kinh tế của Nhật Bản được tiếp xúc với cái mới. Đồng thời, trong thời kỳ ấy nhiều nét văn hóa Nhật Bản được các nước phương Tây làm quen và học tập.

Đặc biệt là trên lĩnh vực võ thuật: cung đạo, cách cưỡi ngựa, cách dùng nhiều loại vũ khí hay cả kiếm đạo “ võ quốc của Nhật Bản “ cũng đã được các nước phương Tây học và sử dụng thậm chí có phần thành thạo hơn. Tuy nhiên vẫn còn một thứ người ngoại quốc không thể thành thục được đó chính là môn võ: Jujitsu – Tinh hoa võ thuật Nhật Bản.

1. Nguồn gốc

Có nhiều ý kiến đưa ra cho rằng nguồn gốc của môn võ thuật này là được xuất phát từ Trung Hoa, cũng có nguồn tin cho rằng Jujitsu sinh ra do một người Trung Hoa dạy 3 chàng hiệp sĩ lang thang và sau đó 3 người này nghiên cứu và phát triển trở thành 3 chi phái lớn nhất của Jujitsu, tất cả cũng chỉ là đồn đoán bởi lẽ sách vở liên quan đến lịch sử nguồn gốc môn võ này rất ít và tuyệt nhiên không được xác thực. Tuy nhiên chỉ biết được rằng jujitsu thời đó chỉ được học và sử dụng thành thạo nhất bởi người Nhật Bản .

Nguồn gốc về sự ra đời của Jujitsu vẫn còn là đề tài gây tranh cãi.Tuy nhiên đây là môn võ được gắn với các Samurai. Ban đầu, Jujitsu xuất nguồn từ giai cấp võ sĩ Samurai chuyên dùng tay không để tự vệ và chống cự lại đối thủ có võ trang hay không võ trang.
Qua rất nhiều tình huống thực tế, các Samurai nhận thấy rằng phương pháp đấm đá của các bộ môn võ thuật khác không có hiệu nghiệm khi chống lại địch thủ mặc áo giáp. Từ đó họ phát minh ra phương pháp dùng quật ngã, đè, siết cổ, khóa tay, khóa chân, bẻ khớp, điểm huyệt… để kháng cự địch thủ một cách hiệu quả nhất. Và từ đó môn jujitsu được mệnh danh là một trong các môn võ tàn độc nhất. .

Môn jujitsu được mệnh danh là một trong các môn võ tàn độc nhất .

2. Tất kích nhất sát

“Tất kích nhất sát” ám chỉ môn võ thuật này khi ra đòn sẽ là những đòn hiểm, gây ra thương tích vô cùng cao ” đã ra đòn là sẽ chết “. Mặc dù chỉ là môn võ chuyên dùng để phản công và không dung nhiều sức của bản thân nhưng đây là một môn võ vô cùng nguy hiểm. Jujitsu bao gồm một số tuyệt kỹ có sức sát thương vô cùng lớn. Đỉnh cao chính là kỹ thuật đánh vào các quan tiết (khớp xương), cầm nã thủ (bắt giữ, bấu véo) và điểm huyệt. Lợi hại hơn, các cao thủ Jujitsu được cho là có thể sở hữu những kỹ năng điểm huyệt vô cùng hiệu quả .

Không đơn giản chỉ là điểm huyệt gây cười hay đứng yên như trong phim ảnh của Trung hoa, mà có thể gây ra liệt, bất tỉnh hay cả mất mạng.

Jujitsu bao gồm một số tuyệt kỹ có sức sát thương vô cùng lớn, đây là một môn võ vô cùng nguy hiểm .

Đánh vào các quan tiết (khớp xương) cũng là một ngón đòn quan trọng và nguy hiểm. Các khớp xương được nối với nhau bởi các gân và đệm nên thường thì các phần đó sẽ rất yếu , đánh vào quan tiết là bẻ , vặn các khớp xương . Vì vậy, một thiếu nữ yếu đuối cũng có thể chế ngự được một lực sĩ hay một tên lưu manh cường bạo, nếu thiếu nữ biết cách vặn một bàn tay, bẻ một ngón tay chẳng hạn. Môn Jujitsu nghiên cứu môn đánh vào các quan tiết một cách rất tinh vi. Sau có một võ sĩ vạch hẳn phương pháp vặn bẻ các khớp xương ra làm một môn phái, một kỹ thuật chiến đấu dành riêng cho kẻ yếu đuối học tập để tự vệ chống lại cường lực, gọi là Yamara.

Cầm, nã, thủ là một trường phái khác của phái Jujitsu là môn cầm nã thủ. Cầm là bắt, giữ. Nã là bấm, cấu, véo.

Những chỗ nhược có thể bấm, cấu, véo được là bắp thịt con chuột ở cánh tay, chỗ lắc léo giữa cánh chỏ. Lưng bàn tay cũng có thể nã được một cách hiệu quả. Các võ sĩ muốn sử dụng môn cầm nã phải luyện các ngón tay cho thật sắt thép, bằng phương pháp gọi là phục hổ công : dùng năm đầu ngón tay và đầu ngón chân chịu đựng toàn thân, nằm úp trên mặt đất, hai cánh tay co lại, dãn ra theo thế hít đất, ngày nào cũng luyện như thế. Lâu ngày, các đầu ngón tay sẽ có đủ gân lực và cứng cáp để áp dụng môn cầm nã.

Trong lịch sử, môn Jujitsu chỉ phát triển lớn mạnh vào thời đại phong kiến, nhất là vào thời Iyemitsu. Từ nửa sau thế kỷ 19 cho tới ngày nay, với sự sụp đổ của chế độ phong kiến thì nhiều ngón đòn lợi hại của Jujitsu đã bị thất truyền và lùi sâu vào dĩ vãn .

3. Hậu thế của Jujitsu

Sử dụng lực của địch đánh địch , đơn giản hiệu quả và không mất quá nhiều sức. Quá nhiều điểm lợi trong một môn võ mà người tập có thể thấy được .Nhưng do sự tàn bạo và quá khốc liệt mà các môn võ ngày này cần nhiều hơn thể thao hóa . Chính vì thế người ta đã vận dụng nền tảng của jujitsu mà nghiên cứu ra đời nhiều môn võ . Thành công nhất trong số đó Judo.
Ngày nay môn Judo lan tràn khắp thế giới, không đâu không có võ đường, không xa xôi hẻo lánh nào không có những môn sinh tận tụy của môn phái.

Tuy nhiên trên phương diện tự vệ và chiến đấu, môn Judo chưa hẳn thật sự có giá trị bằng môn Jujitsu, vì môn Jujitsu vẫn giữ nguyên toàn bộ sự hiệu quả của nó, còn môn Judo đã trở thành một môn thể thao biểu diễn, bị hạn chế bởi các qui luật chặt chẽ.

5/5 - (21 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *