Những cú lừa mang tên “hàng Nhật”

Mua sắm hàng Nhật 431 lượt xem

Nhật Bản quốc gia với phát triển với nền công nghệ và khoa học công nghệ hàng đầu thế giới, những sản phẩm made in Japan luôn được ưa chuộng tại bất cứ nơi nào. Công nghệ Nhật, hàng Nhật nội địa, hàng Nhật xách tay rất nhiều thứ ở khắp nơi được gắn mác “Nhật”. Ở Việt Nam hàng Nhật lại càng có giá, gắn mác Nhật là ngay lập tức hàng trở lên “hot” hơn.  Từ tivi, tủ lạnh, đến xoong nồi đến cả cái tăm xỉa răng cũng được gắn mác Nhật, đâu đâu cũng thấy, tràn lan ….cho đến khi báo chí vào cuộc, như vụ Asanzo xôn xao gần đây!

Du lịch và mua sắm hàng Nhật bản
Mua sắm tại Nhật, hàng Nhật được người Việt rất ưa chuộng

Những cú lừa mang tên hàng Nhật

Hàng Việt Nam “Công nghệ Nhật Bản”

“Đi đầu trong sản xuất tivi tại Việt Nam với công nghệ Nhật Bản giúp mọi người tiếp cận được sản phẩm tốt nhất, giá trị nhất”  chỉ cần nhập từ khóa Asanzo ngay lập tức bạn có thể nhận được những dòng quảng cáo mỹ miều như trên. Công nghệ Nhật Bản đã trở thành từ khóa giúp mọi sản phẩm đều được tin tưởng hơn, là “slogan” được lạm dụng và tận dụng một cách tối đa để đem lại hiệu quả marketing cho doanh nghiệp. Tràn lan trên các phương tiện truyền thông, trên sản phẩm, trên biển quảng cáo và  những lời có cánh của các đợt tiếp thị sản phẩm. Asanzo chẳng phải trường hợp cá biệt nhưng cái khác của họ là họ quá thành công, họ đã phát triển và gây ảnh hưởng quá lớn.

Định nghĩa “Công nghệ Nhật Bản” có lẽ đã được quy định ở đâu đó trong các bộ luật hay nghị định nhưng việc áp dụng nó để kiểm duyệt việc sử dụng cụm từ khóa trên còn quá hạn chế, thậm chí có thể nói là không đáng kể. Vì cái sự kiểm duyệt không khắt khe này thành ra hàng “công nghệ Nhật Bản” thấy ở khắp nơi, ai thích cứ tự phong – chẳng sợ ai. Thử hỏi trong số đó có bao nhiêu % như Asanzo, thận chí còn hơn cả Asanzo  – công nghệ Nhật nhưng lại toàn hàng Trung Quốc.

Truyền thông luôn tuyên truyền người Việt “ưu tiên dùng hàng Việt” rồi “hàng Việt Nam chất lượng cao” do vậy còn gì lý tưởng hơn các sản phẩm “lắp ráp tại Việt Nam” hay “Xuất xứ từ Việt Nam” mà lại được sản xuất bằng “công nghệ Nhật Bản”. Quả là những cụm từ hot để bán hàng với toàn linh kiện Trung Quốc thậm chí 100% được sản xuất tại Trung Quốc. Hàng điện tử là mặt hàng chúng ta dễ thấy những dấu hiệu vừa nêu nhất vì dễ lách nhất. Nếu nhập khẩu nguyên chiếc các mặt hàng trên từ Trung Quốc thì thuế rất cao mà hàng Trung Quốc đâu có được chuộng!!!! Cách đơn giản là tách nó ra, bỏ pin rồi trở thành “nhập linh kiện” giảm thuế, gắn mác Việt Nam – quá tiện lợi.

“Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản” từ Trung Quốc

Hàng Nhật “nhái như thật”

Trong lúc cả nước dậy sóng vì cú lừa Asanzo, trên facebook, zalo không ít các bác bán hàng online sẽ phê bình kịch liệt cái vụ “công nghệ Nhật Bản” và đề cao các sản phẩm xách tay, các sản phẩm “hàng Nhật nội địa”, “hàng Nhật 100%” của mình. Dạo qua các thành phố lớn gần như phố nào cũng có cửa hàng “Nhật Bản” “hàng Nhật Bản nội địa”, nhiều đến nối người ta không hiểu dân Nhật sản xuất hàng nội địa cho dân Nhật dùng mà sao nhiều thế, tràn ngập cả Việt Nam.

Một ví dụ đơn giản về hàng xách tay là sữa Meji, Trong một khảo sát ko chính thức của hãng sữa Meji thì 60% sữa của hãng đang bán tại các cửa hàng xách tay ở VN là hàng giả. Hàng giả được làm tinh vi, y chang như hàng thật…. và giá cũng rẻ hơn nhiều so với giá mua từ các siêu thị tại Nhật. Một số bạn bán hàng online rất logic khi giải thích đó là hàng mua buôn, gửi bằng đường biển số lượng lớn vv… nhưng chẳng có giấy tờ nào chứng minh cho nên muốn biết sự thật thì chắc phải đợi cơ quan chức năng kiểm tra từng lô hàng – một việc quá khó thực hiện. 

Siêu thị tại Nhật nơi các bạn buôn hãng xách tay thường gom hàng

Lập lòe tiếng Nhật hay chơi chữ với các tem, nhãn

Không nhập nhèm công nghệ Nhật Bản, không lấy hàng Trung đội lốt nhưng rất nhiều cửa hàng bán lẻ hiện nay đang nhập nhèm thương hiệu để giả danh cách hãng của Nhật Bản bằng nhiều hình thức như:

  • Nhái các thương hiệu lớn của Nhật: Sony, Toshiba…
  • Nhái tên gọi như: Sakuza, Kimono, Tọkyo…. Đây là vấn đề đang phổ biến nhất, dạo qua các cửa hàng, các chuỗi bán lẻ thấy rất nhiều đơn vị dùng thủ thuật này. Thời gian gần đây một chuỗi cửa hàng bán lẻ nổi tiếng nhái chữ “TOKYO” bị dân mạng phanh phui, tuy nhiên đến nay không hiểu tại sao vẫn còn “sống tốt”
  • Chơi chữ với các tem, nhãn: Thủ thuật thường thấy là làm đống chữ ngoằn nghèo giun sán trên tem nhãn. Điển hình nhất là bông ngoáy tai đầy trong siêu thị, sản xuất tại Việt Nam, bán chỉ chi thị trường Việt nam, mà toàn bộ bằng tiếng Nhật, duy co dòng nhỏ tý xíu  “sản xuất tại ….” là tiếng Việt, vì theo quy định là phải có

Muốn xài hàng Nhật, muốn làm người tiêu dùng thông thái cũng khó các bạn nhỉ?

5/5 - (18 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *