Nhật Bản có thật đắt đỏ, du khách bất ngờ khi so sánh giá cả 10 mặt hàng, dịch vụ này

Blogs du lịch Nhật bản, Cẩm nang du lịch, Cuộc sống ở Nhật, Kinh nghiệm du lịch Nhật bản, Mua sắm hàng Nhật 835 lượt xem

Ai cũng kêu Nhật Bản đắt đỏ. Bạn sẽ rất bất ngờ khi xem kết quả đánh giá mục sở thị của du khách NhatbanAZ sau đây. Những thông tin này cũng là kinh nghiệm cho những ai chuẩn bị du lịch mua sắm Nhật bản. Đọc xon bài này có khi quý khách

Đi thực tế so sánh giá mặt hàng ở Việt Nam và Nhật bản

Nông sản thực phẩm ở chợ quê: Nhật bản rẻ hơn nhiều

Bất ngờ chưa khi giá nông sản thực phẩm ở chợ quê Nhật bản còn rẻ hơn cả ở Việt Nam.

Để hiểu về một cộng đồng, hãy ra chợ quê” – qua Nhật cũng không ngoại lệ. Chúng tôi ghé một quầy bán hàng địa phương ở chân núi Phú sĩ, và thật không thể tin được là rau quả tươi ngon như thế mà giá rẻ hơn ở Việt Nam.

  • Cải thảo: 75 yên, tương đương 12.000 đồng/kg 
  • Cà rốt: 85 yên, tương đương 14.000 đồng/kg

Tính ra giá rau củ thiết yếu rẻ bằng một nửa (1/2) so với ở Việt Nam. Tất nhiên là với các loại đặc sản như dâu tây, tào Fuji thì rẻ hơn nhiều so với Việt Nam. Khách du lịch đi tour NhatbanAZ cũng thường “tranh thủ” thưởng thức cho đã trái cây ở Nhật. Và không quên đóng thùng mang về.

Bonus thêm:

  • An toàn hơn: Rau quả ở Nhật bản được kiểm soát an toàn vệ sinh nghiêm ngặt. Trái cây hái xuống thường ăn trực tiếp luôn, ăn cả vỏ.
  • Trung thực hơn: Ở Nhật, nhiều nơi nông dân bán đồ bằng cách để ra trước cửa nhà mình, kèm theo thùng đựng tiền. Khách qua đường lựa chọn đồ, rồi tự giác cho tiền vào thùng. Ở Việt Nam, nhiều lúc lấy danh nghĩa “hàng quê” mà nâng giá, đặc biệt ở các khu du lịch.

Giá các mặt hàng này ở siêu thị thì sẽ cao hơn gấp 1.5 – 2 lần, tùy mặt hàng.

Mát-xa spa thư giãn: tương đương

Ai cũng nói Tokyo đắt đỏ, đặc biệt là các dịch vụ giải trí, thư giãn. Dưới đây là ảnh chụp trước cơ sở spa ở khu vực Akihabara, Tokyo.

Giá mát xa “toàn thây” (body massage) 1 giờ là 3.600 yên, tương đương 580.000 đồng. Giá này tương đương với giá ở Sài Gòn và Hà Nội.

Ăn trưa/tối ở ngoài: gần như nhau

Quay lại về nhu cầu cơ bản là ăn uống. Cũng như ở Việt Nam có cơm và phở thì sang Nhật Bản cũng rất nhiều quán mì, quán cơm cho các bạn lựa chọn, với giá rất bình dân.

Một set cơm, hoặc set mì vào khoảng 700-1000 yên, tương đương với 100.000 – 160.000 đồng là có thể dùng ngon lành. Giá này là giá của một nhà hàng/quán “ngon – sạch – đẹp” tương đương.

Điểm đặc hầu như tất cả các quán hàng ở Nhật bản đều có hình ảnh minh họa (cực kỳ giống thực) và niêm yết giá tiền. Và cũng rất nhiều nhà hàng bán vé set ăn bằng máy tự động.

Các nhà hàng đặc biệt hơn, nổi tiếng hơn thì có thể giá nhỉnh hơn một chút.

Đi lại xe riêng: Thành phố lớn ở Nhật bản đắt hơn

Đất chật người đông, ở các thành phố lớn, chi phí “nuôi xe” ở Nhật bản đắt hơn Việt Nam.

Ngoài phí cầu đường không nhỏ, thì phí đậu xe ở Tokyo cũng là thứ làm nhiều người đau đầu. Giá đậu xe ở khu Akihabara 20 phút là 500 yên, tương đương 820.000 đồng.

Phong thủy, tâm linh và thần số: Việt Nam quá đắt đỏ

Người Nhật coi trọng vấn đề tâm linh không thua gì người Việt. Điểm khác biệt là tâm linh với người Nhật không gắn với tiền.

Chẳng hạn ở Việt Nam đi Chùa mua lễ, cúng bái phải tính bằng tiền triệu. Ở Nhật, kể cả doanh nhân lớn đi lễ chùa cầu may họ cũng chỉ tung đồng xu 5 yên.

Ở Việt Nam để có biển số xe đẹp, đấu giá nghe đâu đến 75 triệu đồng. Trong khi đó ở Nhật, để có biển số tứ quý 9 đẹp như trên, mất thêm chi phí đâu đó 5.000 yên, tương đương khoảng 800.000 đồng

Đồ ăn sẵn: “kẻ 5 lạng người nửa cân”

Tiếp tục với đồ ăn. Có thực mới vực được đạo. Nhật Bản là thiên đường ăn uống. Trong đó có đồ ăn sẵn. Bạn có thể mua ở chợ, ở siêu thị các set ăn sẵn, hoặc các đồ ăn chế biến sẵn.

Việc so sánh là tương đối khó, bởi ở Việt Nam thì việc bán đồ ăn sẵn chưa nhiều. Với chỉ 650 yên (chỉ khoảng 100.000 đồng) là bạn có thể có set cơm Nhật (bento) hay set sashimi ngon lành không kém ngoài nhà hàng.

Thưởng thức đặc sản & Nhà hàng sang trọng: khó nói

Thưởng thức những đặc sản phổ biến của Nhật ở Nhật thì cơ bản rẻ hơn ở Việt Nam (dễ hiểu). Tuy nhiên cũng với đặc sản đó, nhưng ở những nhà hàng nổi tiếng thì sẽ cao hơn.

Chẳng hạn, cũng là bò Kobe (ở Việt Nam cứ gọi chung thế) nhưng tùy chế biến và chủng loại 120gr có thể có giá từ 1.500 yên đến 10.000 yên (khoảng tử 250.000 đồng – 1.600.000 đồng).

Với các nhà hàng sang trọng thì rất khó có thể so sánh, bởi mỗi nơi đánh giá đẳng cấp, đánh giá “độ quý tộc” khác hẳn nhau. Có nhà hàng chuyên về đồ tempura, Chỉ mỗi một món tempura thôi, nhưng nhiều loại, phục vụ quý tộc, chi phí là … 10 triệu đồng/người. Và phải đặt trước cả tháng mới có chỗ.

Mua sắm hàng hiệu thời trang ở Outlet: Nên mua ở Nhật

Nếu bạn chuẩn bị đi du lịch Nhật bản thì hãy hoãn ý định mua hàng hiệu thời trang tại Việt Nam nhé. Sang các outlet ở Nhật bản bạn có thể mua hàng chuẩn thương hiệu với giá hời hơn rất nhiều. Louis Vuitton, Ralph Lauren, Prada Gucci, Dior, Nike, Adidas, … tất cả đều có.

Gotemba premium outlet chẳng hạn có 210 cửa hàng đủ các thương hiệu thời trang quốc tế sang trọng và thể thao.

Giầy thể thao Nike chẳng hạn, bạn sẽ rất khó mà “săn” được đôi giầy Nike dưới 3 triệu đồng. Tuy nhiên ở Gotemba bạn thoải mái lựa chọn trong tầm giá 1.5 triệu đồng.

Ở các outlet thường bán các hàng hiệu thời trang quá mùa vụ nên có ưu đãi rất cao, có những mặt hàng giảm đén 70%. Hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng và đẳng cấp.

Nếu bạn vẫn muốn sắm những mặt hàng thương hiệu với những mẫu mới xuất hiện trên thế giới thì hãy ghé khu hàng hiệu Ginza. Một con phố đầy đủ tên tuổi những thương hiệu lớn nhất trên thế giới cho bạn quẹt thẻ mỏi tay.

Bảo tàng và các điểm tham quan học tập cho trẻ em: ở Nhật gần như miễn phí

Nếu các bạn đi các bảo tàng, sở thú ở Nhật bản gần như lúc nào các bạn cũng bắt gặp các đoàn học sinh. Đó là cách dạy của các trường ở Nhật. Họ dạy khoa học, lịch sử, địa lý không chỉ ở nhà trường mà luôn kèm các buổi thực tế.

Bảo tàng khoa học Nagoya là một tòa nhà 7 tầng trưng bày các thành tựu khoa học, những trò chơi thực nghiệm, những khám phá kỳ diệu của khoa học Nhật bản. Các học sinh đến đó chơi các trò chơi tương tác, thao tác trên mô phỏng để hiểu về vật lý, hóa học, sinh học, …

Giá vé vào cửa với du khách là 400 yên (65.000 đồng), với học sinh thì miễn phí. Trẻ em vào chơi các trò chơi khoa học (ko phải là mấy trò nhà bóng lăn trượt đâu ạ) cả buổi không chán.

Trên đây là so sánh giá cả các mặt hàng, dịch vụ đê du khách có thể có cái nhìn tổng quan về chi phí khi đi du lịch Nhật bản.

À, còn mục thứ 10 đặc biệt nữa, chờ quý khách ib riêng nhé. Chúc quý khách có chuyến du lịch Nhật bản thú vị.

 

5/5 - (15 bình chọn)

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *