Những điều thú vị, đẹp và bí ẩn núi Phú Sĩ

Các địa điểm ưa thích, Phú Sĩ 1198 lượt xem

phú

Nói đến Nhật Bản, người ta nghĩ ngay đến Phú Sĩ. Cũng là một ngọn núi …thôi mà, ừ thì cao, thì kỳ vĩ, nhưng chắc không chỉ có vậy, phải có những điều thú vị những bí ẩn núi Phú sĩ đằng sau cho những giá trị lịch sử, giá trị tinh thần to lớn lưu truyền đời đời trong thơ ca, nghệ thuật Nhật bản.
Núi Phú Sĩ- ngọn núi cao nhất Nhật Bản nằm giữa tỉnh Yamanashi và Shizuoka cách Tokyo khoảng 100km về phía Tây Nam và là một trong “Ba Núi “Thánh” của Nhật Bản (三 霊 山 Sanreizan) cùng với núi Tate và núi Haku, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 2013. Phú sĩ  có chiều cao 3.776m, đường kính chân núi khoảng 80km.

  1. Phú sĩ và Khu rừng rùng rợn
    Đó chính là khu rừng nguyên sinh Aokigahara nằm ngay chân núi Phú Si. Nơi đây nổi tiếng thu hút khách du lịch ghé thăm không chỉ bởi những tảng cây cỏ xanh mướt dày đặc trên nền đá núi lửa nối dài miên man che hết nắng gió, những hang động bằng bằng, bằng đá kỳ bí, mà còn bởi …sự rùng rợn của nó, được xem là một điểm có nhiều người tự sát nhất thế giới (hơn 500 vụ tự sát được ghi nhận). Khu rừng là địa điểm thường được kết hợp để du khách thăm thú sau khi đã tới núi Phú Sĩ vì vẻ đẹp vừa thanh bình vừa kỳ thú của mình. Việc khu rừng này trở thành nơi “tự sát” vẫn còn là điều bí ẩn ma quái đối với chính quyền Nhật. Người ta cố gắng gạt bỏ những gì liên quan đến linh hồn, đến quỷ dữ để lý giải một cách khoa học để tìm hiều lý do khoa học liệu có phải nguyên nhân từ năng lượng xấu ẩn chứa trong khu rừng, do từ trường lớn làm hỏng la bàn, hay thậm chí những vụ tự sát ở đây có dâu hiệu mưu sát, tuy nhiên không có kết quả, thường thì những cái xác được tìm thấy chỉ còn bộ xương, quần áo tư trang đều biến mất. Kỳ bí càng kỳ bí – đủ cho những bộ óc hiếu kỳ của du khách thử thách lòng can đảm.
  2. Núi Phú Sĩ: truyền thuyết và tín ngưỡng
    Với người dân Nhật núi Phú Sĩ trở thành “ngọn núi thiêng”, “ngọn núi thần” che chở cho nước Nhật, đem đến sự tốt lành, may mắn. Có câu truyền miệng rằng: thứ nhất Fuji, thứ nhì Naka, thứ ba Nasu (Nghĩa là, vào đêm mùng một Tết, may mắn nhất là nằm mơ thấy núi Phú Sĩ, thứ nhì là Chim ưng, thứ ba là Cà tím). Nhiều người Nhật sùng bái núi Phú Sĩ đã thành lập một tổ chức tín ngưỡng ngọn núi này với tên gọi Fuiiko. Việc chinh phục ngọn núi được coi là công việc thiêng liêng mà ai cũng cố gắng làm một lần trong đời.
    Rất nhiều truyền thuyết quanh núi Phú Sĩ. Một trong những câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất, truyền từ đời này sang đời khác là về nàng công chúa mặt trăng Kaguya Hime. Chuyện kể về mối tình giữa nhà vua và nàng công chúa ống tre, họ đem lòng yêu thương nhau nhưng công chúa phải trở về mặt trăng theo vua cha. Đem lòng nhớ nhung nhà vua quyết định mang lá thư và viên thuốc bất tử của công chúa gửi lại lên ngọn núi cao nhất để đốt. Và Phú Sĩ là ngọn núi được chọn để gửi gắm tâm thư của nhà vua cho công chúa. Trong tiếng Nhật, từ bất tử được đọc là “fushi” hay ” fuji”, thể hiện cho tình yêu sâu đậm của nhà vua dành cho công chúa ống tre khi nàng bay về trời, đồng thời trở thành tên gọi cho ngọn núi Phú Sĩ huyền thoại ngày nay.
  3. Phú Sĩ là … tài sản của cá nhân
     Chủ sở hữu của Phú Sĩ không phải là một người, là một phần của ngôi đền Đại Sengen, chủ yếu nằm ở Fujinomiya, tỉnh Shizuoka. Các khu vực thuộc ngôi đền là tất cả mọi thứ từ cột mốc số 8 của núi lên tới đỉnh. Mọi thứ từ cột mốc số 8 trở xuống đều là đất công cộng. Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn đúng. Nếu quay lại lịch sử một vài thế kỷ trước, chúng ta sẽ thấy rằng toàn bộ ngọn núi này được sở hữu bởi Tokugawa Ieyasu, được biết đến với tên gọi Mạc phủ Tokugawa. Năm 1606, Mạc phủ quyết định tặng lại quyền sở hữu đỉnh Phú Sĩ cho đền Đại Sengen, và Phú Sĩ thuộc về quyền sở hữu của ngôi đền cho đến thời kỳ Minh Trị, khi hoàng đế nắm hết mọi quyền hành trên nước Nhật. Trong suốt giai đoạn đó, chính phủ Minh Trị bị mất kiểm soát các ngôi đền trên núi Phú Sĩ và nhiều đền thờ khác, và biến khu vực đó thành đất công. Điều này kéo dài cho đến năm 1949 khi hiến pháp mới của Nhật Bản được thành lập và tạo ra một sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước. Tất cả các vùng đất mà đã được thực hiện bởi chính phủ Minh Trị đã được trả về cho đền thờ. Trừ núi Phú Sĩ! Điều này khiến đền Đại Sengen khởi kiện, nhằm nhấn mạnh rằng đất là một nơi thiêng liêng quan trọng cho ngôi đền. Mặc dù họ đã thắng vụ kiện năm 1974, nhưng tới năm 2004 thì đỉnh núi Phú Sĩ mới thuộc về quyền sở hữu của ngôi đền.
    Nhưng đến đây vẫn chưa kết thúc. Trong khi  trên thực tế đền Đại Sengen đang có quyền sở hữu đỉnh núi Phú Sĩ, thì lại có thêm một trở ngại nhỏ: Đỉnh núi chưa được đăng ký trên giấy tờ! Làm thế nào mà có thể được? Bởi các linh mục đã quá vui mừng chiến thắng sau khi thắng kiện mà quên rằng việc đi xuống văn phòng thành phố để đăng ký mọi thứ thuộc sở hữu riêng chăng?. Nhưng như bạn đã biết, núi Phú Sĩ nằm trên ranh giới giữa tỉnh Shizuoka và Yamanashi và không có đường phân định ranh giới chính thức giữa Yamanashi và Shizuoka. Điều này có nghĩa là không thể đăng ký quyền sở hữu cho các ngôi đền để đăng ký đất đai của mình.
  4. Miệng Phú Sĩ có …gì?
    Đỉnh núi Phú Sĩ vòng tròn miệng núi lửa rộng khoảng 600 mét đường kính, dốc và gồ ghề. Ngay giữa là miệng núi hình phễu sâu xuống khoảng 250 mét. Miệng núi trở thành hồ nước sau những cơn mưa, nước trong xanh vì được khử hóa chất trong chính miệng núi.
  5. Phú sĩ – một trong 10 ngọn núi lửa đẹp nhất thế giới
    Phú Sĩ là ngọn núi lửa, tất nhiên là hiện tại không hoạt động (nếu phun lửa thì ai còn dám bén mảng tới mà ngắm). Lần phun lửa cuối cùng là năm 1707 , tro bụi bay tới cả Tokyo. Ngoài ra thì gần đây các nhà khoa học cũng dự báo là Núi Phú Sĩ có thể sẽ quay lại hoạt động, còn tin dự báo ngoài lề thì Phú Sĩ nổ tung cũng là ngày tận thế. Theo một giả thuyết khoa học  nhất thì đã từng có sự chuyển dịch của một hòn đảo lớn từ phía bắc Phillippines đụng vào đảo Honshu (đảo lớn nhất, chiếm phần lớn diện tích nước Nhật) tách ra  thành bán đảo Izu cùng với việc nứt thềm lục địa, phát sinh núi lửa và tạo thành núi Phú Sĩ.
    Bỏ qua những số liệu khoa học khô khan thì Phú Sĩ là một trong 10 ngọn núi lửa đẹp nhất thế giới, bên cạnh Mayon ở Phillippines, Kelimutu ở Indonesia, Kilauea ở Hawaii, Santorini ở Hy Lạp, .. Núi Phú Sĩ đẹp thứ nhất bởi dòng nham thạch chảy xuống tạo hình nón cân đối.
    Đặc biệt nữa, Phú Sĩ không năm trên một dãy núi mà đơn độc một mình một cõi , vươn cao gợi hình ảnh kiên cường và hùng tráng của dân tộc Nhật, của tinh thần Võ Sĩ Đạo.
    Chỏm núi cao tuyết phủ trắng xóa quanh năm cũng là nơi vờn tụ của mây, tạo nên những hình ảnh tĩnh mà động với nhiều hình thù đẹp là, hùng vĩ.
  6. Phú sĩ và Ngũ hồ
    Phú sĩ đẹp và hùng vĩ  không chỉ bởi chính đỉnh núi, mà còn bời cảnh vật hữu tình xung quanh. Dưới chân núi  phía Bắc là Phú sĩ Ngũ Hồ (Fujigoko) ở độ cao khoảng 1000 mét: Kawaguchi, Yamanaka, Sai, Motosu và Shoji. Phú Sĩ ngũ hồ là kết quả hình thành do quá trình núi lửa Phú sĩ hoạt động phun trào. Đây được xem là khu resort lý tưởng cho những ai yêu thích leo núi, cắm trại, câu cá và các trò thể thao mùa đông.
2
Kawaguchi, Yamanaka, Sai, Motosuu và Shoji – 5 hồ nước ngọt lớn bao quanh Phú Sĩ mang đến vẻ đẹp tuyệt vời , hài hòa một cách hoàn hảo cho biểu tượng của Nhật Bản

 

3
Cánh đồng mùa vụ bên cạnh trạm tàu tốc hành Shinkansen Bullet gần núi

 

4
Rừng Aokigahara dưới chân Phú Sĩ được xem là nơi “cư trú của những linh hồn” từng bị lạc hoặc tự tử tại đây

 

5
Đây là lễ hội hoa tổ chức tại Shibazakura

 

6
Phú Sĩ với góc nhìn từ thành phố công nghiệp Yokohama
3.4/5 - (49 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *