Những bí mật thú vị về núi Phú Sĩ không phải ai cũng biết

Các địa điểm ưa thích, Phú Sĩ 1113 lượt xem

Những bí mật thú vị về núi Phú Sĩ hay những sự thật thú vị về núi Phú Sĩ mà nhiều người vẫn lầm tưởng sẽ khiến bạn bất ngờ về ngọn núi nổi tiếng này. Tự hào với độ cao lớn nhất trong số các ngọn núi đơn trong nước, núi Phú Sĩ được yêu thích như một đại diện thu hút du khách của Nhật Bản trên khắp thế giới. Trên thực tế, hơn 300.000 người leo núi đổ xô đến đây mỗi năm. Càng khiến tour du lịch Núi Phú Sĩ trở lên thu hút và được cả Thế giới công nhận và biết tới.

NhatbanAZ sẽ tiết lộ Núi Phú Sĩ ở đâu Nhật Bản? 13 Bí mật về Núi Phú Sĩ – Biểu tượng của nước Nhật mà ngay cả con người Nhật Bản cũng không biết nhé.

13 bí mật thú vị về núi Phú Sĩ

Nguồn gốc tên gọi núi Phú Sĩ

Là ngọn núi biểu tượng của Nhật Bản và tên núi đã có từ hàng ngàn năm nhưng nhưng nguồn gốc của cái tên Phú Sĩ (Fuji) thì là một bí mật về núi Phú Sĩ mà không phải ai cũng biết. Người Nhật đọc tên địa danh này là Fujisan hoặc Fujiyama. Cả san và yama đều có nghĩa là “núi”. Chữ kanji của núi Phú Sĩ là có nghĩa là “sự giàu có” và “người có địa vị”. 

Một giả thuyết xuất phát từ câu chuyện cổ tích cuối thế kỷ 9 hoặc đầu thế kỷ 10 kể rằng trên đỉnh núi có người luyện một loại thuốc trường sinh, nên được đặt tên là fushi, nghĩa là “không chết” hay “bất tử”. Một giả thuyết khác là tên núi bắt nguồn từ chữ “lửa” (fuchi), được sử dụng bởi người Ainu bản địa, xuất phát từ tên của nữ thần lửa, Fuuchi-Kamuy.

Tại Sao Núi Phú Sĩ Nổi Tiếng Cả Thế Giới

Núi Phú Sĩ tiếng Nhật là Fuji-san, đánh vần là Fujisan, được gọi là Fujiyama hoặc Fuji no Yama. Với độ cao tới 12.388 feet (3.776 mét), núi Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất ở Nhật Bản và được biết đến với hình dạng hình nón duyên dáng. Đây là biểu tượng thiêng liêng của đất nước và các đền chùa nằm xung quanh và trên núi lửa. Leo núi từ lâu đã trở thành một hoạt động tôn giáo, và Phú Sĩ là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhất của Nhật Bản.

Núi Phú Sĩ ở đâu Nhật Bản?

Hướng dẫn du lịch Núi Phú Sĩ, Núi nằm ở tỉnh Yamanashi và tỉnh Shizuoka của trung tâm Honshu Nhật Bản, cách khu đô thị Tokyo-Yokohama khoảng 60 dặm (100 km) về phía tây. Đây là đặc điểm chính của Vườn Quốc gia Fuji-Hakone-Izu, và nó nằm ở trung tâm của Di sản Thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2013.

Núi Phú Sĩ được hình thành như thế nào?

Trong khi truyền thống cho rằng núi lửa được tạo ra bởi một trận động đất, nhưng sự thật phức tạp hơn. Fuji dường như đã hình thành trong suốt 2,6 triệu năm qua. Ngọn núi ngày nay là sự kết hợp của ba ngọn núi lửa kế tiếp nhau: ở dưới cùng là Komitake, ngọn núi được vượt qua bởi Ko Fuji (“Phú Sĩ cũ”) và cuối cùng, gần đây nhất là Shin Fuji (“Phú Sĩ Mới”). Trong nhiều thiên niên kỷ, dung nham và các khối phun trào khác từ Ko Fuji đã bao phủ hầu hết Komitake.

Núi Phú Sĩ là ngọn núi lửa vẫn đang hoạt động

Ngọn nui lửa này được coi là đang hoạt động và đã phun trào hơn 15 lần kể từ năm 781. Tuy nhiên, núi lửa đã không hoạt động kể từ một vụ phun trào vào năm 1707. Dù không có dung nham nhưng đợt phun trào đã trút xuống một khu vực rộng đến tận Tokyo ngày nay khoảng 800 mét khối tro bụi.

Theo quy tắc, núi lửa không phun trào 10.000 năm mới được tính là không hoạt động. Vì vậy đến nay núi Phú Sĩ vẫn được xếp vào danh sách là núi lửa vẫn đang hoạt động dù nguy cơ rất thấp. Thậm chí các nhà khoa học đã xác nhận ngọn núi này không hề có bất cứ dấu hiệu nào sẽ hoạt động. Đây là một bí mật về núi Phú Sĩ mà nhiều người vẫn đang lầm tưởng.

Những dấu hiệu cuối cùng của hoạt động núi lửa xảy ra vào những năm 1960. Do lo ngại về những thiệt hại lớn do một vụ phun trào gây ra, Fuji được theo dõi 24 giờ một ngày.

“Red Fuji” là gì?

“Red Fuji” hay “Phú Sĩ Đỏ” là một hiện tượng xảy ra vào lúc mặt trời mọc và lặn khi ngọn núi ánh lên màu đỏ tươi. Thông thường, núi Phú Sĩ gây ấn tượng với sự tương phản của đỉnh và dãy núi xanh biếc được bao phủ bởi tuyết trắng. Khoảng thời gian giữa cuối mùa hè và đầu mùa thu, bao gồm không khí trong và các đám mây altostratus phản chiếu ánh sáng đỏ.

Một hiện tượng hiếm gặp, “Red Fuji” là một từ theo mùa. Bởi vì tuyết trên đỉnh núi Phú Sĩ bắt đầu tan và lộ ra màu đỏ vào đầu mùa hè, ánh sáng mặt trời nhuốm màu nhấn mạnh điều này và ngọn núi có màu đỏ rực rỡ.

Diamond Fuji và Pearl Fuji

Khi thời khắc Mặt trời mọc và lặn cũng thẳng hàng hoàn hảo với đỉnh núi và tỏa sáng như một viên kim cương, núi sẽ có tên là núi Phú Sĩ Kim cương. Khi hiệu ứng tương tự này xảy ra với mặt trăng, nó được gọi là núi Phú Sĩ Ngọc trai.

Nếu có dịp đi du lịch núi Phú Sĩ Nhật Bản, bạn hãy thử ngắm hoàng hôn hoặc bình minh trên đỉnh núi, lúc đó bạn sẽ thực sự hạnh phúc vì sự hoàn hảo không phải lúc nào cũng dễ thấy. Mặt trời trông giống như một viên kim cương và do đó được gọi là “Diamond Fuji”. Mặt trời và mặt trăng ngay trên đỉnh núi tỏa ánh sáng chói lọi; phong cảnh duyên dáng này là một kiệt tác thực sự của thiên nhiên!

Trăng tròn trên đỉnh núi Phú Sĩ được gọi là Ngọc Phú Sĩ. So với sự lấp lánh của ánh sáng chói lòa của mặt trời Diamond Fuji, ánh sáng dịu nhẹ của mặt trăng Peal Fuji là một sự tỏa sáng nhẹ nhàng – giống như một viên ngọc trai. Khung cảnh kỳ diệu này có thể được quan sát mỗi tháng một lần thực sự khiến người ta phải sững sờ trước vẻ đẹp tuyệt vời của nó.

Núi Phú Sĩ xuất hiện mờ ảo

Khi Núi Phú Sĩ được phản chiếu ngược trên mặt nước phẳng lặng, không gợn sóng của núi, bạn sẽ thấy “Phú Sĩ lộn ngược”. Điều này có thể được nhìn thấy vào những ngày có không khí trong lành và không có gio. Nhìn hình ảnh này bạn thấy quen đúng không? Đây là hình ảnh lộn ngược được in trên mặt sau của tờ tiền 1.000 yên!

Đỉnh Núi Phú Sĩ ở chân tóc người con gái Nhật Bản

Khi chân tóc của một người tạo ra hình chữ M trên trán, nó được gọi là “đỉnh Phú Sĩ” trong tiếng Nhật.

Trong tiếng Anh, đây được gọi là đỉnh của góa phụ. Đó là một trong những yếu tố của vẻ đẹp và có thể thấy trên trán của nhiều phụ nữ được miêu tả trong ukiyo-e và các bức tranh Nhật Bản.

Núi Phú Sĩ ban đầu được gọi là “Núi Bất Tử”

Hiện nay, cách viết núi Phú Sĩ theo tiếng Nhật (富士山), nó có nghĩa là Núi Thịnh Vượng. Nhưng một giả thuyết phổ biến nói rằng cái tên ban đầu được viết có nghĩa là Núi Vô Song (不二 山) vì nó là một ngọn núi không giống những ngọn núi khác ở Nhật Bản.

Một giả thuyết khác cho rằng vì tuyết không bao giờ biến mất khỏi đỉnh núi, nên cái tên ban đầu có nghĩa là Núi Vô tận (不尽 山).

Và một giả thuyết khác cho rằng thuốc trường sinh bất tử được đề cập trong Câu chuyện về người cắt tre được pha chế ở đỉnh núi Phú Sĩ (được biết đến rộng tãi với tên gọi Truyện công chúa Kaguya). Vì vậy tên của ngọn núi ban đầu là Núi Bất tử (不死 山).

Ngày xưa phụ nữ không được lên đỉnh núi Phú Sĩ

Trước năm 1860, nhiều đền thờ trên nước Nhật cấm phụ nữ ghé thăm. Vì đỉnh núi Phú Sĩ có một đền thờ Thần đạo nên phụ nữ cũng không được đặt chân đến đây. Lệnh cấm này đã bị dỡ bỏ từ năm 1860 nhưng nhiều năm sau phụ nữ mới có thể thoải mái leo lên đỉnh núi.

Bạn có thể gửi thư từ đỉnh núi Phú Sĩ

Nếu bạn có cơ hội chinh phục đỉnh núi Phú Sĩ, hãy ghé thăm bưu điện nhỏ xíu nằm ở khu vực đỉnh núi. Ở đó họ có bán bưu thiếp và đặc biệt là có dấu bưu điện Fuji duy nhất cùng một con tem độc quyền.

Toàn bộ bưu thiếp hoặc thư bạn gửi sẽ được vận chuyển xuống núi bằng một chiếc máy kéo bánh xích. Ngoài ra, nếu leo núi bạn đừng quên ghé qua các ngôi lều nằm dọc tuyến trekking để đóng dấu vào chiếc gậy leo núi bằng gỗ nhé!

Ai là người nước ngoài được leo lên đỉnh Núi Phú Sĩ đầu tiên?

Những du khách thường xuyên đến núi Phú Sĩ có thể sẽ biết về tấm bảng tưởng niệm Rutherford Alcock gần Trung tâm Thông tin Đền thờ Sir Alcock là đại sứ Anh đầu tiên tại Nhật Bản. Ông đã lên đến đỉnh núi Phú Sĩ vào năm 1860 cùng với chú chó cưng và 100 lính canh và được cho là người đầu tiên không phải người Nhật Bản leo lên đỉnh núi Phú Sĩ.

Kinh nghiệm này đã được ghi lại trong một trong những cuốn sách mà ông viết sau này “The Capital of the Tycoon”. Người phụ nữ không phải người Nhật Bản đầu tiên lên đến đỉnh núi Phú Sĩ là Lady Fanny Parkes vào năm 1867.

Những sự thật thú vị về núi Phú Sĩ ngay cả người Nhật cũng không biết

Đỉnh núi Phú Sĩ không thuộc sở hữu của nhà nước mà là đất tư nhân

Một trong những sự thật thú vị về núi Phú Sĩ chính là đỉnh núi này không phải đất nhà nước mà thuộc quyền sở hữu của tư nhân. Thực chất, một phần đỉnh núi từ độ cao 3.360m (trạm 8) đến đỉnh là đất tư nhân. Vậy: Ai sở hữu Núi Phú Sĩ? “Núi Phú Sĩ thuộc về ai?”

Từ trạm 8 trở lên, núi Phú Sĩ là lãnh thổ riêng của Fujisan Hongū Sengen Taisha, nơi sở hữu hơn 1.300 ngôi chùa trên khắp đảo quốc.

Tokugawa Ieyasu, vị tướng quân thời Edo, người đã chiến thắng trong trận Sekigahara đã hiến tặng khu vực từ Trạm thứ tám của Núi Phú Sĩ trở lên làm đền thờ Fujisan Hongū Sengen Taisha vào năm 1606.

Trong một khoảng thời gian vào năm 1871, chính phủ Minh Trị trên thực tế đã quốc hữu hóa núi Phú Sĩ. Đền Sengen Taisha đã đệ đơn kiện chính phủ và giành được phán quyết công nhận họ là chủ sở hữu hợp pháp vào năm 1974. Vào năm 2004, khu đất chính thức được trả lại cho Sengen Taisha.

Núi Phú Sĩ gần 700.000 năm tuổi vẫn được xem là núi trẻ

Truyền thuyết kể rằng, núi Phú Sĩ được tạo ra chỉ trong một đêm sau một trận động đất vào khoảng năm 268 trước Công Nguyên. Thế nhưng các nhà địa chất thì cho rằng ngọn núi này hình thành từ 3 đỉnh núi núi từ khoảng 700.000 năm trước. Ba ngọn núi này giờ đã nằm rải rác, còn đỉnh núi ngày nay chúng ta nhìn thấy chỉ mới hình thàng từ khoảng 11.000 đến 8.000 năm trước. So với các núi lửa khác thì đỉnh núi này vẫn còn siêu trẻ.

Người phụ nữ đầu tiên leo núi Phú Sĩ đã cải trang thành đàn ông

Ngày nay, núi Phú Sĩ là một địa điểm leo núi thú vị cho cả nam và nữ, nhưng bạn có biết rằng phụ nữ bị cấm tham gia hoạt động này cho đến năm 1872?

Cụ thể đối với núi Phú Sĩ, phụ nữ chỉ được phép lên đến chặng thứ 2. Hồi đó, những người hành hương sẽ lên núi Phú Sĩ để tập luyện ẩn dật, và có phụ nữ xung quanh dường như đã can thiệp vào việc đào tạo, do đó bị cấm.

Vì vậy, một phụ nữ thực sự muốn leo lên núi Phú Sĩ nên đã tìm mọi cách để được leo, cô ấy phải cắt tóc ngắn và ăn mặc như một người đàn ông để làm điều đó thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của cô ấy.

Vào năm 1833, Tatsu và 5 người đàn ông khác đã lên đến đỉnh núi mà không gặp sự cố nào, và đó là lý do tại sao cô ấy được cho là người phụ nữ đầu tiên leo lên núi Phú Sĩ. Sau đó, Tatsu trở thành người ủng hộ bình đẳng giới và hướng tới việc dỡ bỏ lệnh cấm phụ nữ leo núi Phú Sĩ.

Núi Phú Sĩ là địa điểm trượt tuyết đầu tiên ở Nhật Bản

Trượt tuyết là một môn thể thao tiêu biểu của mùa đông và ngày nay nhiều người vẫn đổ xô đến các khu nghỉ mát trượt tuyết khi mùa đông đến để vui chơi trong tuyết. Cá là bạn không biết rằng núi Phú Sĩ thực sự là địa điểm diễn ra hoạt động trượt tuyết đầu tiên ở Nhật Bản! Trở lại năm 1911, khi những người lính Áo, Thiếu tá Theodor Edler von Lerch – được mệnh danh là cha đẻ của môn trượt tuyết ở Nhật Bản – và Egon Edler von Kratzer trượt xuống từ trạm số 9 của Núi Phú Sĩ, nó đã đánh dấu sự khởi đầu của môn thể thao này ở Nhật Bản. Vẫn còn một tấm bảng trên trạm số 5 của Núi Phú Sĩ kỷ niệm sự kiện này cho đến tận ngày nay!

Núi Phú Sĩ nằm trên đường mặt trời mọc

Núi Phú Sĩ là một phần của vành đai Thái Bình Dương – chuỗi 452 ngọn núi lửa hình móng ngựa bao quanh Thái Bình Dương. 75% núi lửa đang hoạt động và không hoạt động trên thế giới gọi là Vành đai lửa và khoảng 90% các trận động đất trên thế giới xảy ra ở Vành đai lửa. Bản thân núi Phú Sĩ nằm trên ba mảng kiến tạo xung đột nhau gồm: Mảng Amur, Mảng Okhotsk và Mảng Philippine.

Ngoài ra, Núi Fuji cũng nằm trên đường mặt trời mọc Ley Line còn được biết đến vứi tên “Goraikou no michi – ご来光の道”. Đường thẳng đi qua các địa danh từ Đông sang Tây gồm: đền Izumo Taisha (tỉnh Shimane), đền Ogamiyama (tỉnh Tottori), đền Moto Ise (Kyoto), đảo Chikubu (tỉnh Shiga), núi Shichimen (tỉnh Yamanashi ), Núi Phú Sĩ, đền Samukawa (tỉnh Kanagawa), đền Tamamae (tỉnh Chiba).  Vào ngày Xuân Phân hàng năm, mặt trời mọc sẽ lần lượt soi rọi từng địa điểm này theo thứ tự.

Có người đã leo núi Phú Sĩ 2060 lần

Người Nhật có câu ngạn ngữ: “Người khôn ngoan leo núi Phú Sĩ một lần, kẻ ngốc leo núi 2 lần” do việc leo núi rất mệt và đường đi khó khăn. Thế nhưng câu ngạn ngữ này đã rơi vào dĩ vãng. Hàng năm có rất nhiều Nhật dành thời gian leo núi Phú Sĩ và thậm chí năm nào cũng lên đỉnh núi.

Kỷ lục về người leo núi Phú Sĩ nhiều nhất thuộc về một cụ ông tên là Jitsukawa Yoshinobu. Đến năm 2020, ông cụ 76 tuổi đã leo núi 2060 lần. Ông cho biết bắt đầu leo núi Phú Sĩ từ năm 42 tuổi. Có thời điểm ông còn có thể leo lên đỉnh núi 2 lần/ngày.

Độ dài đường leo núi Phú Sĩ tính theo trạm không tính theo độ cao

Vào mùa Hè, từ tháng 7 đến tháng 9, núi Phú Sĩ cho phép khách được chinh phục đỉnh núi bằng đường bộ. Hành trình leo núi được chia theo từng chặng, mỗi chặng được tính là một Trạm. Từ chân núi đến đỉnh núi có tổng cộng 10 Trạm, mỗi Trạm có nhiều địa điểm ở xung quanh núi. Hầu hết các hành trình leo núi thường được bắt đầu từ Trạm 5, điểm cuối cùng xe ô tô có thể lên.

Mỗi năm, có khoảng 200.000 đến 300.000 người chinh phục đỉnh núi Phú Sĩ. Bạn có muốn thử không? Tham khảo tour leo núi Phú Sĩ mùa hè cùng NhatBanAZ để khám phá hành trình Chinh phục núi Phú Sĩ tuyệt vời nhất nhé.

5/5 - (7 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *