Lưu ý đi lễ Chùa, lễ Đền khi đi du lịch Nhật Bản

Cẩm nang du lịch, Khám phá Nhật Bản, Kinh nghiệm du lịch Nhật bản, Tôn giáo và Tinh thần 590 lượt xem

Nhật bản nổi tiếng với những ngôi Chùa linh thiêng, những tượng Phật có giá trị lịch sử lâu đời. Người Nhật có phong tục lễ Chùa lễ Đền, đặc biệt là dịp đầu năm để cầu phúc lộc, cầu may, cầu an. Chọn tour du lịch Nhật bản cho chuyến hành hương đầu năm – là lựa chọn của rất nhiều người để cầu mong cho sức khỏe và bình an.

Ushiku Daibutsu - tượng Phật lớn nhất thế giới ở Nhật bản
Ushiku Daibutsu – tượng Phật lớn nhất thế giới ở Nhật bản

Hai tôn giáo chính ở Nhật bản là Thần đạo – Shinto và Phật giáo với các tổ chức liên quan. Ngày nay, số lượng Phật tử chiếm khoảng 35% dân số.

Là du khách, khi bạn viếng Chùa, Đền ở Nhật Bản cũng biết những quy tắc cơ bản để vừa là tôn trọng truyền thống giữ chốn linh thiêng.

Lưu ý khi đi lễ Chùa, lễ đền ở Nhật Bản

Giữ trật tự và yên tĩnh

Trang phục lễ chùa đầu năm Nhật Bản
Trang phục lễ chùa đầu năm Nhật Bản

Vội vàng đến mấy, bạn cũng KHÔNG được chen lấn, phải sắp hàng theo thứ tự, không trò chuyện ồn ào. Phép tắc tối thiểu ở Nhật Bản là sắp hàng, đặc biệt ở chốn đền chùa linh thiêng

Sắm lễ và tiền công đức

Không “ném” tiền, kẹp tiền lung tung. Hãy tuân thủ những quy tắc khi đi lễ Chùa, lễ đền để được minh chứng lòng thành. Tuyệt đối không nhét tiền, kẹp tiền vô tổ chức. Nếu bạn có nhu cầu lễ đặc biệt, hãy liên hệ trước với công ty du lịch để họ trao đổi với nhà Chùa. Còn không, bạn chỉ cần thả đồng xu theo như hướng dẫn dưới đây là được.

Trật tự khi lễ chùa đầu năm Nhật Bản
Trật tự khi lễ chùa đầu năm Nhật Bản

Nghi lễ vào Chùa và Đền

Nhật bản kết hợp một cách hài hòa giữa Thần đạo và Phật giáo, nên rất nhiều nơi Chùa và Đền ở trong cùng khuôn viên (theo một cách nói khác “Chùa trong Đền & Đền trong Chùa“). Đó cũng là nét đặc trưng văn hóa mà du khách tìm thấy ở xứ sở hoa anh đào.
Vào Chùa: Trước cổng chùa (gọi là Sanmon –  山門) hãy chắp tay vái lạy một lần rồi bước qua. Bước qua và không dẫm lên bậc cửa.

Vào Đền: Trước cổng Torii (鳥居), cúi đầu lạy một lần rồi hẵng bước vào. Tiếp theo là bước vào dọc mép đường.

Khi đến sau cổng chùa/đền, trật tự theo hàng đi tới gian nhà gọi là Chozuya, nơi có một cái bể chứa nước sạch mát lành để rửa miệng và tay như là một nghi thức “tẩy uế” trước khi đến kiến thần linh. Trước khi bước vào, đi tới lư hương đặt trước đại điện, nghiêng mình hưởng “lộc hương” cho sức khỏe và minh mẫn.

Rửa sạch trước lễ chùa đầu năm Nhật Bản
Rửa sạch trước lễ chùa đầu năm Nhật Bản

Nghi thức lễ chính

Nghi thức lễ Chùa và lễ Đền cũng có chút khác nhau: đi chùa lễ Phật thì chỉ chỉ cần cúi lạy, đi lễ Đền thì phải vỗ tay “gọi” thần linh lên chứng giám.

Lễ Chùa: Nếu chùa có đặt lư hương, hãy lấy nhang hương ở ngay đó và thắp. Lưu ý khi thắp dùng tay vẫy khói về phía mình.

Tiến đến trước tòa chính sẽ có một thùng cúng đường. Bạn hãy cho đồng xu vào thùng (đồng nào cũng được, nhưng người Nhật quan niệm đồng 5 yên đem lại may mắn), chắp tay trước vái lạy một lần rồi ước nguyện. Xong thì cúi đầu lạy một lần nữa và lui ra.

Lễ Đền:

Tương tự lễ Chùa khi bước đứng trước đại điện chính hãy bỏ đồng xu ban phước vào thùng. Điểm khác biệt là vào đền thì bạn sẽ cúi 2 lần, vỗ tay 2 lần để “gọi thần” và chắp tay cầu nguyện ơn trên ban phước lành. Xong cúi đầu lạy một lần nữa rồi lui ra.

Vỗ tay "gọi thần" lễ chùa đầu năm Nhật Bản
Vỗ tay “gọi thần” lễ đền đầu năm Nhật Bản

Thêm chút thời gian ghé cửa hàng rượu của chùa để nhấp chén rượu “Amazake” (甘酒) hay “Miki (神酒)tạo mối giao cảm với Thần Linh.

Xin quẻ và giải hạn

Bốc quẻ xin ý thần linh cũng là điều nhiều người thường tâm niệm, người nhật gọi là “omikuji” (御神籤). Nếu lỡ phải quẻ hung, hãy  treo nó trên cành cây trong chùa để hóa giải, điều bất hạnh sẽ không theo ta về nhà.

Thẻ cầu phước lễ chùa đầu năm Nhật Bản
Thẻ cầu phước lễ chùa đầu năm Nhật Bản

Nhiều người chọn cách ghi điều ước của mình vào tấm gỗ gọi là ema (絵馬). Ema có thể treo ở Chùa cầu mong điều ước thành hiện thực, hoặc đem về nhà, nhưng nên nhớ nếu đem về thì năm sau phải đưa lên đây đốt thành tro bụi, xóa bỏ vấn vương.

Lễ chùa đầu năm trong tiếng Nhật gọi là Hatsumode (初詣). Sau 108 tiếng chuông Giao thừa, người ta bắt đầu đổ về hơn 75.000 ngôi chùa đền linh thiêng trên khắp nước Nhật cầu mong cho năm mới an lành. Ở Tokyo người dân thương đến đền Meiji Jinguu (明治神宮), chùa Sensoji, chùa Yushima  Tenjin, chùa Ikegami Honmon-ji, chùa Takaosan Yakuo-in,…. Người dân Nhật, đặc biệt phụ nữ và các bé gái thường mặc Wafuku (和服) – một loại Kimono truyền thống trong thời khắc quan trọng này.

4.8/5 - (49 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *