Làm thế nào khi bạn cần có chăm sóc y tế ở Nhật Bản khi đi du lịch?

Cẩm nang du lịch, Kinh nghiệm du lịch Nhật bản 317 lượt xem

Tìm hiểu chăm sóc y tế ở Nhật bản là điều cần thiết trước khi đi du lịch. Bạn đang tận hưởng chuyến đi đến Nhật Bản, nhưng bạn khó có thể lường được những tình huống xấu có thể xảy đến như là bị gãy chân hay một tai nạn nào đó.  Đang vui vẻ đi du lịch Nhật bản bị ốm cũng là tình huống hay gặp phải. Lúc đấy chắc chắn bạn sẽ cần sự giúp đỡ của các bác sĩ nhưng vấn đề là bạn không nói được tiếng Nhật. Làm sao giờ? Đừng hoảng hốt mà hãy theo hướng dẫn sau đây. Nhưng tất nhiên bạn cũng nên mang theo các loại thuốc hay dụng cụ y tế cơ bản khi đi du lịch đến một đất nước xa xôi.

1. Gọi 119 nếu bạn cần chăm sóc y tế khẩn cấp.

Bạn có thể gọi 119, đường dây nóng dành cho dịch vụ xe cấp cứu mà sẽ đưa bạn thẳng đến bệnh viện gần nhất. Người phụ trách sẽ hỏi bạn đang ở đâu và đang bị gì.

f08d1cfc06a41939a3b50ed4690cc5de

2. Note lại những đường dây nóng rất cần thiết sau:

Những đường dây nóng và website mà bạn có thể xem bằng tiếng Anh, và bạn sẽ biết được là bạn nên đến phòng khẩn cấp hay là một bệnh viên gần nhất.

  • The AMDA International Medical Information Center (amda-imic.com) cung cấp thông tin về dịch vụ chăm sóc y tế và bệnh viên có nhân viên có thể nói tiếng Anh. Phone: 03-5285-8088 Thời gian: 9:00-17:00, Thứ 2-Thứ 6
  • Himawari (himawari.metro.tokyo.jp) là một thanh công cụ tìm kiếm dành cho các bệnh viên và phòng khám ở Tokyo. Bạn có thể gọi hoặc tìm các bệnh viện hay phòng khám có nhân viên có thể nói tiếng Anh.   Phone: 0570-000-911 Giờ: 24 hours, Hàng ngày
  • Japan Helpline (jhelp.com) là một tổ chức phi lợi nhuận có dịch vụ y tế 24/7 cho những người dân nước ngoài khắp đất nước Nhật Bản, từ những câu hỏi đơn giản đến trường hợp khẩn cấp. Phone: 03-5774-0992 Giờ: 9:00-23:00, Hàng ngày
  • Tokyo English Life Life (telljp.com) cung cấp dịch vụ tư vấn điện thoại nặc danh qua điện thoại bằng tiếng Anh. Phone: 03-5774-0992 Giờ: 9:00-23:00, Hàng ngày
  • International Mental Health Professionals Japan (imhpj.org) đưa ra dịch vụ bác sĩ tâm lý và người tư vấn phục vụ cho tất cả những người quốc tế ở Nhật Bản. Dịch vụ này đưa ra với nhiều ngôn ngữ.

snom2030020ip20phone-11397390

3. Làm thế nào để đến được bệnh viện?

Ở trạm xá hay các bệnh viện nhỏ trong thị trấn, bạn sẽ được yêu cầu về thẻ bảo hiểm và điền một cái form về những thông tin sức khỏe cơ bản của bạn. Trừ khi bạn rơi vào tình trạng nghiêm trọng, việc chăm sóc y tế ở những trạm xá hay bệnh viện bé đã rất ổn. Từ đó họ sẽ điều chuyển bạn lên tuyến trên nếu thấy cần thiết.

612GQE0Op0L._SL1200_-1024x1024

4. Bạn nghĩ là tình trạng của bạn đã khá nghiêm trọng

Nếu bạn nghĩ tình trạng của bạn khá nghiêm trọng, hãy gọi xe cấp cứu hoặc đến bệnh viện/ trạm xá gần nhất. Các bác sĩ sẽ viết cho bạn một cái thư giới thiệu (紹介状) cái này sẽ cho phép bạn nhận được dịch vụ từ những bệnh viên trung tâm trong khu vực.

Man-in-severe-pain-via-Shutterstock-800x430

5. Bác sĩ của đã điều trị xong. Giờ thì sao?

Tất nhiên bạn sẽ cần phải thanh toán rồi. Ở Nhật Bản có một số bệnh viện không chấp nhận bảo hiểm của nước ngoài, vì vậy hãy kiểm tra lại chính sách của bệnh viện trước nhé. Nếu bạn không có loại bảo hiểm nào thì bạn sẽ phải trả 100% chi phí.

syringe

6. Lấy thuốc ở đâu

Khi thanh toán xong, bạn sẽ nhận được một toa thuốc là một mảnh giấy được gọi là Shohou-sen (処方箋).Bạn nên cầm nó theo đến tiệm thuốc, được gọi là Chouzai Yakkyoku (調剤薬局), nơi bạn sẽ nhận được thuốc như yêu cầu. where you will receive your medication . If it’s your first visit, they’ll ask you to fill in a basic medical information form. They will also hand you a Okusuri Techou (お薬手帳) which is a notebook to inform psychiatrists and pharmacists what medicine you’re taking. Don’t forget to show your insurance card here, too. If you’re having another visit to the pharmacy, don’t forget your Okusuri Techou.

00a4a8508410f6597d5992bab31b3470-1024x727

7. Bệnh theo mùa ở Nhật mà các bạn nên biết

Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra trong suốt mùa Tsuyu (梅雨) , vào khoảng tháng 7. Trong mùa này, mưa suốt cả ngày, độ ẩm cao, làm cho đồ ăn bị hư nhanh hơn. Cái này sẽ dẫn đến ngộ độc thực phẩm, vì vậy hãy ăn hết càng sớm càng tốt và đừng để thức ăn lại quá lâu.

Bệnh sốt cỏ khô, được gọi là Kafunshou (花粉症) ở Nhật Bản, thường có vào tháng 4 và tháng 5. Bạn có thể tự mua thuốc uống nhưng tốt hơn là đến nghe tư vấn của bác sĩ.

Bệnh cúm bắt đầu vào mùa lạnh, từ khoảng tháng 11. Nhiều người tiêm phòng cúm để ngăn ngừa nhưng thi thoảng nó cũng không có tác dụng. Tránh đến những bệnh viên lớn nếu bạn bị cúm, vì ở đấy có thể bạn sẽ mắc những bệnh khác nữa.

mask-couple-tokyo-nhatbanaz

Và một lần nữa nhắc nhở là dù chăm sóc ý tế ở Nhật Bản khá tốt, nhưng cũng nên mang theo một số thuốc phổ thông, cũng như những thuốc cần dùng trong tình trạng khẩn cấp đối với cơ thể của bạn nhé.

Nguồn: tsunagujapan

 

5/5 - (7 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *