Hướng dẫn thủ tục xin Visa y tế Nhật Bản

Tư vấn Visa đi Nhật 1166 lượt xem

Hướng dẫn thủ tục xin visa y tế Nhật Bản đầy đủ nhất. Hồ sơ xin thị thực khám chữa bệnh tại Nhật Bản và quy trình để có thể đến Nhật Bản khám chữa bệnh. Nếu bạn đang có nhu cầu đến khám chữa bệnh tại Nhật Bản, một trong những quốc gia có nền y học phát triển hoặc muốn tìm hiểu về visa khám chữa bệnh Nhật Bản thì đừng bỏ lỡ bài viết này.

| Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục xin Visa thương mại Nhật Bản

Visa y tế Nhật Bản là gì

Visa y tế Nhật Bản
Visa y tế Nhật Bản

Visa y tế Nhật Bản hay Visa lưu trú y tế là thị thực được cấp cho bệnh nhân nước ngoài muốn đến Nhật Bản vì mục đích y tế (bao gồm cả việc khám sức khỏe toàn diện). Thị thực cũng được cấp cho (những) người đi cùng nếu cần thiết và khi cần thiết.

  • Loại visa: Nhiều lần tùy từng trường hợp
  • Thời hạn hiệu lực: Tối đa 3 năm
  • Thời hạn lưu trú: 15 ngày – 30 ngày – 90 ngày, 6 tháng hoặc 1 năm
  • Có thể tiến hành nhiều hoạt động y tế như khám, chữa, dưỡng bệnh v.v.
  • Không chỉ riêng người đi chữa bệnh được cấp mà người đi cùng cho dù không phải họ hàng cũng có thể thuộc diện được cấp.

Loại visa, thời hạn hiệu lực và thời hạn lưu trú sẽ được xem xét dựa theo các thông tin như tình trạng bệnh của bệnh nhân người nước ngoài.

Bệnh nhân nước ngoài được yêu cầu ở lại một cơ sở y tế Nhật Bản nếu thời gian lưu trú dự kiến ​​dài hơn 90 ngày. Trong những trường hợp như vậy, những bệnh nhân nước ngoài đó được yêu cầu phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện từ Cục quản lý xuất nhập cảnh của Bộ Tư pháp thông qua một nhân viên của cơ sở y tế nơi bệnh nhân nước ngoài phải nhập viện hoặc thông qua người nhà sống ở Nhật Bản.

Phạm vi sử dụng của visa y tế Nhật Bản

Thị thực lưu trú y tế tại Nhật Bản có thể áp dụng các phạm vi gồm:

  • Cơ sở y tế: Visa có hiệu lực và được sử dụng tại nhiều cơ sở y tế khác nhau được cấp phép bởi chính phủ Nhật.
  • Dịch vụ y tế: điều trị y tế tại một cơ sở y tế, kiểm tra y tế đầy đủ, khám sức khỏe toàn diện, khám sức khỏe, khám sức khỏe, chăm sóc nha khoa và phục hồi sức khỏe bao gồm cả việc phục hồi sức khỏe bằng suối nước nóng từ 90 ngày trở xuống …

Các loại thị thực lưu trú y tế tại Nhật Bản

Hiện tại, có 2 loại thị thực y tế Nhật Bản đang được sử dụng bao gồm:

  • Visa y tế Nhật Bản 1 lần: chỉ cho phép nhập cảnh vào Nhật 1 lần, hiệu lực tối đa 1 năm với thời gian lưu trú không nhiều hơn 90 ngày.
  • Visa y tế Nhật Bản nhiều lần: cho phép nhiều lần nhập cảnh vào Nhật Bản (số lần nhập cảnh không giới hạn), hiệu lực tới 3 năm. Thời gian lưu trú cho mỗi lần nhập cảnh có thể dài hơn 90 ngày.

Để nộp đơn xin thị thực nhiều, bệnh nhân nước ngoài được yêu cầu trình bày Kế hoạch điều trị y tế từ bác sĩ ở Nhật Bản, có thể được lấy thông qua một người bảo lãnh.

Visa y tế Nhật Bản cho người đi cùng

Không chỉ các thành viên gia đình mà cả những người không phải là thành viên gia đình của bệnh nhân nước ngoài cũng được phép đi cùng họ, nếu cần thiết và khi cần thiết.

Người đi cùng có thể được cấp thị thực giống như bệnh nhân nước ngoài, nếu cần thiết và khi cần thiết. Những người đi cùng sẽ đến Nhật Bản để chăm sóc cá nhân bệnh nhân nước ngoài và không được phép tham gia vào các doanh nghiệp hoặc hoạt động tạo thu nhập để nhận tiền thù lao.

Hồ sơ xin visa y tế Nhật Bản

Thủ tục xin visa y tế Nhật Bản
Thủ tục xin visa y tế Nhật Bản

Hồ sơ phía Nhật Bản:

  • Bảng dự định/thăm khám sức khỏe tại cơ sở y tế tại Nhật.
  • Giấy chứng nhận thăm khám/ dự định thăm khám do cơ sở y tế tại Nhật Bản cấp.

Hồ sơ xin visa y tế Nhật Bản phía bệnh nhân cần chuẩn bị:

  • Hộ chiếu gốc còn hạn sử dụng trên 6 tháng
  • Mẫu đơn xin thị thực y tế Nhật Bản đủ thông tin và có chữ ký theo quy định.
  • 1 ảnh có kích thước 4.5cm x 4.5cm (nền trắng, chụp mới trong vòng 6 tháng trở lại đây)
  • “Giấy chứng nhận của cơ sở y tế về các dịch vụ y tế theo kế hoạch và giấy giới thiệu của người bảo lãnh”
  • Tài liệu thể hiện tình hình tài chính của bệnh nhân nước ngoài (ví dụ: bảng sao kê ngân hàng)
  • Giấy tờ chứng minh danh tính của bệnh nhân nước ngoài: bản sao các loại giấy tờ sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân…
  • Giấy tờ chứng nhận tư cách lưu trú (chỉ bắt buộc khi phải nhập viện điều trị từ 90 ngày trở lên).
  • Kế hoạch điều trị y tế (khi bệnh nhân nước ngoài cần đến Nhật Bản nhiều lần để được điều trị)

Hồ sơ xin visa y tế Nhật Bản người đi cùng bệnh nhân cần chuẩn bị:

  • Hộ chiếu gốc còn hạn sử dụng trên 6 tháng
  • Mẫu đơn xin thị thực y tế Nhật Bản đủ thông tin và có chữ ký theo quy định.
  • 1 ảnh có kích thước 4.5cm x 4.5cm (nền trắng, chụp mới trong vòng 6 tháng trở lại đây)
  • Giấy tờ chứng minh danh tính: bản sao các loại giấy tờ sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân…
  • Đơn yêu cầu đi cùng của bệnh nhân.
  • Giấy tờ khác: hợp đồng lao động, đơn nghỉ phép nếu đang làm việc cho tổ chức nào đó tại Việt Nam,…

Quy trình xin Visa khám chữa bệnh Nhật Bản

Bước 1. Lựa chọn cơ quan bảo lãnh chỉ định

Để xin visa Nhật Bản khám chữa bệnh, bạn cần có người bảo lãnh ở Nhật Bản. Đó có thể là công ty du lịch, điều phối viên y tế,…

Bệnh nhân nước ngoài muốn điều trị y tế hoặc các dịch vụ y tế khác tại cơ sở y tế Nhật Bản nên tham khảo danh sách người bảo lãnh (ví dụ: điều phối viên y tế, công ty du lịch) đã đăng ký cho chương trình thị thực này. Bệnh nhân nước ngoài nên liên hệ với một trong những người bảo lãnh và yêu cầu sắp xếp để nhận các dịch vụ y tế.

Xem chi tiết danh sách người bảo lãnh đã đăng ký cung cấp bởi Đại sứ quán Nhật Bản:

Bước 2: Nhận văn bản bảo lãnh từ phía Nhật Bản

Khi lựa chọn người bảo lãnh visa y tế Nhật Bản xong, bên bảo lãnh sẽ gửi xác nhận kèm Giấy chứng nhận lịch trình khám bệnh của cơ sở y tế liên quan.

Bước 3. Chuẩn bị hồ sơ xin visa khám chữa bệnh Nhật Bản

Chuẩn bị tất cả tài liệu cần thiết đã nêu ở mục trên để xin cấp thị thực y tế Nhật Bản.

Bước 4: Nộp hồ sơ xin visa khám chữa bệnh Nhật Bản

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn có thể nọp trực tiếp tại Đại sứ quán / Lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam hoặc thông qua các Đại lý ủy thác được chỉ định.

Bước 5. Nhật kết quả visa khám chữa bệnh Nhật Bản

Visa Nhật Bản khám bệnh sẽ có kết quả sau khoảng từ 1 – 2 tuần xét duyệt. Trong trường hợp giấy tờ của bạn thiếu, trong quá trình xét duyệt hồ sơ Đại sứ quán/ Lãnh sự quán sẽ yêu cầu bổ sung, điều này có thể kéo dài thời gian xét duyệt.

Quy trình đến Nhật Bản khám chữa bệnh

| Xem thêm: Thông tin về Khám chữa bệnh tại Nhật Bản

Visa khám chữa bệnh tại Nhật Bản
Visa khám chữa bệnh tại Nhật Bản

Bước 1. Chuẩn bị

Du lịch y tế Nhật Bản yêu cầu nhiều thủ tục ví dụ như bạn cần phải liên hệ với cơ sở y tế, xin Visa y tế,… Do đó, để thuận tiện nhất thì bạn có thể khảo ý kiến và nhờ sự hỗ trợ ​​của công ty điều phối y tế.

Để các công ty điều phối y tế hỗ trợ chính xác và nhanh chóng, bạn nên chuẩn bị các thông tin gồm: tình trạng sức khỏe hiện tại, thông tin khám chữa bệnh (các báo cáo và hình ảnh), cơ sở y tế mong muốn đăng ký khám chữa bệnh, ngân sách và thời gian dự định đến Nhật Bản.

Công ty điều phối y tế quốc tế là công ty cung cấp các dịch vụ điều phối y tế nhằm hỗ trợ khách hàng đến khám chữa bệnh tại Nhật Bản như kết nối với cơ sở y tế tiếp nhận bệnh nhân, đại diện thanh toán các chi phí liên quan đến khám chữa bệnh, bố trí phiên dịch,… Khi bệnh nhân người nước ngoài ở nước ngoài muốn đến Nhật Bản khám chữa bệnh, cách thức thực hiện đơn giản và dễ dàng nhất là thông qua công ty điều phối y tế nhờ hỗ trợ và sắp xếp.

Bước 2. Đặt lịch khám chữa bệnh với cơ sở y tế

Thông qua các công ty điều phối y tế, bạn có thê trao đổi thông tin về việc đến khám chữa bệnh với cơ sở ý tế, nơi khách hàng chọn để đến khám chữa bệnh.

Thông qua công ty điều phối, cơ sở y tế sẽ cung cấp thông tin: thời gian, chi phí, nội dung điều trị, quyết định chấp nhận hoặc từ chối khám chữa bệnh.

Khách hàng sẽ tham khảo các thông tin trên để đặt lịch khám chưa bệnh và sắp xếp thời gian, lịch trình lưu trú cho hợp lý.

Lưu ý: có thể mất khoảng 2 tuần mới nhận được phản hồi từ cơ sở y tế và một số cơ sở y tế sẽ phát sinh chi phí xin phác đồ điều trị (Second Opinion).

Bước 3. Thanh toán trước chi phí ước tính

Công ty điều phối sẽ thay mặt khách hàng thanh toán chi phí ước tính cho cơ sở y tế. Nếu “chi phí điều trị thực tế” thấp hơn “chi phí điều trị ước tính”, phần chênh lệch sẽ được hoàn lại. Ngược lại, nếu “chi phí điều trị thực tế” cao hơn “chi phí điều trị ước tính”, khách hàng cần trả thêm khoản chênh lệch này trong khi đang ở Nhật.

Bước 4. Xin Visa y tế Nhật Bản

Bạn cần chuẩn bị hồ sơ để xin visa y tế Nhật Bản (chi tiết hồ sơ và quy trình xin visa y tế Nhật Bản đã nêu ở trên). Trong trường hợp đã có visa, bạn cần kiểm tra thời hạn hiệu lực và số ngày có thể lưu trú. Bạn có thể nộp trực tiếp cho Đại sứ quán/Lãnh sự quán hoặc thông qua các công ty ủy thác được chỉ định.

Bước 5. Nhập cảnh và đưa đón trị liệu

Nếu làm việc thông qua công ty điều phối, thì bên công ty điều phối có thể sẽ sắp xếp hỗ trợ đưa đón trong quá trình đi lại.

Bước 6. Quyết toán chi phí trị liệu

Bạn cần thực hiện quyết toán chi phí dựa trên chênh lệch giữa “chi phí phát sinh thực tế” sau khi hoàn thành khám/chữa bệnh và “chi phí trị liệu dự tính” mà khách hàng đã trả ở Bước 3

Trong chi phí này không chỉ là “chi phí liên quan đến khám chữa bệnh ở bệnh viện” mà còn bao gồm các chi phí khác như: “chi phí thông phiên dịch,…

Bước 7. Theo dõi tình trạng sức khỏe sau khi về nước

Bệnh nhân cần nhờ bác sĩ riêng tại nước sở tại theo dõi sức khỏe sau khi đã hoàn thành điều trị sức khỏe tại Nhật. Bệnh nhận cũng nên gửi định kỳ cho công ty điều phối các thông tin về tình trạng sức khỏe, kết quả khám sức khỏe, để nhờ bệnh viện ở Nhật Bản theo dõi, đánh giá tình trạng bệnh sau khi điều trị.

Khám chữa bệnh tại Nhật Bản là nhu cầu được rất nhiều người quan tâm. Vì Nhật Bản nổi tiếng là một quốc gia có nền công nghiệp

Lưu ý khi xin visa y tế Nhật Bản

  • Visa y tế Nhật Bản không giới hạn về mặt thời gian. Thời gian visa có hiệu lực, thời gian lưu trú,… sẽ được cơ quan xét duyệt thị thực xem xét và đánh giá dựa trên trình trạng của bệnh nhân.
  • Một vài loại visa Nhật Bản ngắn hạn có thể sẽ được tiếp nhận để sang Nhật bản điều trị / khám chữa bệnh. Nhưng vẫn có trường hợp các bên cơ sở y tế từ chối tiếp nhận.
  • Đối với người đi cùng bệnh nhân và được cấp visa y tế với mục đích chăm sóc riêng cho bệnh nhân. Thì sẽ không được phép tham gia các hoạt động khác không liên quan như kinh doanh, đi làm công việc khác có nhận lương tại Nhật Bản.

Theo dõi các bài viết tiếp theo tại NhatBanAZ để tìm hiểu thông tin về các dịch vụ visa Nhật Bản, xin visa y tế Nhật Bản chính xác nhất.

NhatbanAZ – Chuyên du lịch Nhật, giá tốt nhất!

  • Website: nhatbanaz.com
  • Hotline: Hà Nội: 070.678.4979 – TP. HCM: 098.898.0239 – TP. Vinh: 0968.252.820
5/5 - (50 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *